Wifislax là một hệ điều hành có chứa các công cụ dùng để hack wifi. Sau khi có được mật khẩu wifi, bạn có thể dùng để kết nối cho laptop và điện thoại.

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Wifislax cho USB và ổ cứng trên Windows. Hoặc bạn cũng có thể thêm Wifislax vào menu của Grub2 hiện có của Ubuntu, Linux Mint và các hệ điều hành Linux khác. Bài viết này không hướng dẫn sử dụng Wifislax để hack mật khẩu wifi, bạn nên tìm và tham khảo trên Youtube hoặc Google.

Hướng dẫn cài đặt Wifislax để hack mật khẩu Wifi trên máy tính

Wifislax

Wifislax là gì? Wifislax là một bản phân phối của Linux. Wifislax cũng như các bản phân phối khác như Ubuntu, Kali Linux và SteamOS; mỗi bản phân phối đều hướng đến một tính năng chuyên dụng của nó. SteamOS đặc biệt dùng để chơi game Steam; còn Kali Linux và Wifislax thì được cài đặt sẵn các công cụ hack wifi.

Nếu bạn muốn sử dụng các công cụ để hack wifi thì Wifislax có lẽ là lựa chọn hàng đầu cho bạn. Hệ điều hành này đã cài đặt sẵn các công cụ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc hack mật khẩu wifi.

Wifislax hiện có hai phiên bản mới nhất là wifislax64-1.0 và wifislax 4.12. Wifislax hỗ trợ nhiều ngôn ngữ bao gồm English và hỗ trợ cả hai chế độ UEFI và Legacy. Đặc biệt, cả hai phiên bản này đều hỗ trợ persistent mode. Persistent mode là gì? Persistent mode là chế độ mà tất cả dữ liệu khi sử dụng sẽ được lưu lại sau mỗi phiên. Lịch sử duyệt web và các dữ liệu khác sẽ được tiếp tục sử dụng ở phiên sau.

  • Wifislax64-1.0 được xây dựng dựa trên Slackware, cũng là một bản phân phối Linux. Wifislax64-1.0 và Slackware Live Edition làm việc gần như là không có sự khác biệt. Wifislax64-1.0 không hỗ trợ chế độ persistent trên phân vùng NTFS.
  • Wifislax 4.12 được xây dựng dựa trên Porteus. Wifislax 4.12 hỗ trợ chế độ persistent mode trên cả hai phân vùng FAT32 và NTFS.

Tạo USB khởi động Wifislax

Nếu bạn đang sử dụng Windows, bạn có thể dễ dàng tích hợp Wifislax vào USB hoặc ổ cứng HDD thông qua AIO Boot.

  1. Tải về và cài đặt AIO Boot cho USB hoặc ổ cứng HDD. Lưu ý: nếu bạn muốn sử dụng chế độ persistent cho Wifislax64-1.0, bạn cần phải sử dụng định dạng FAT32.
  2. Tải về tệp ISO của Wifislax nếu cần.
  3. Chạy AIOCreator.exe, chuyển qua tab Tích hợp, Chọn Linux OS > Wifislax 4.12 hoặc Wifislax64 trong danh sách.
  4. Chọn đến tệp tin ISO mà bạn đã tải về trước đó và nhấn OK.
  5. Công cụ sẽ hỏi bạn để tạo tệp tin cho chế độ persistent. Kích thước tệp tin tùy thuộc vào dung lượng còn trống trên phân vùng đó (tối đa 32GB, FAT32 tối đa là 4GB). Bạn cũng có thể bỏ qua nếu không muốn sử dụng chế độ này.
    Tạo USB Wifislax
  6. Chờ đợi công cụ hoàn thành quá trình tích hợp. Bạn có thể khởi động vào Wifislax ngay sau khi quá trình này hoàn thành.

Đến đây bạn không cần phải làm gì thêm. Nếu bạn là một người dùng Linux, hãy xem các bước ở dưới.

Thêm Wifislax vào menu Grub2

Nếu bạn đã cài đặt Ubuntu, Linux Mint hay các hệ điều hành Linux khác sử dụng Grub2 menu thì bạn có thể làm thủ công trong bước này. Hoặc là bạn muốn tự cài đặt Grub2, miễn sao bạn có thể truy cập và thêm menu cho Grub2.

Đầu tiên, bạn cần kiểm tra để chắc chắn rằng máy tính của bạn đã cài đặt Grub2. Thông thường, các menu của Grub2 nằm trong tệp tin grub.cfg/boot/grub/grub.cfg. Menu Grub2 của AIO Boot nằm trong /AIO/Menu/Main.cfg.

Lưu ý: đối với Ubuntu, bạn có thể tạo tệp tin /boot/grub/custom.cfg và chép menu vào đó. Vì nếu bạn dùng lệnh update-grub thì các thay đổi trong tệp grub.cfg sẽ bị hoàn tác.

Trước tiên bạn cần tải về tệp ISO của Wifislax nếu cần. Tiếp theo bạn có thể bắt đầu thêm Wifislax vào menu Grub2 qua các bước đơn giản sau đây:

Wifislax64-1.0

  1. Giải nén tệp ISO vào một thư mục. Ở đây tôi sẽ sử dụng thư mục /home/sitecuatui/wifislax64-1.0, trong thư mục này sẽ chứa các thư mục là wifislax64boot.
  2. Thêm menu sau vào custom.cfg hoặc grub.cfg:
    menuentry "[1] Wifislax64 Live" --hotkey=1 {
    	set extract_path="/home/sitecuatui/wifislax64-1.0"
    	search --no-floppy --set=root -f ${extract_path}/boot/vmlinuz
    	probe -u -s rootuuid $root
    	linux	${extract_path}/boot/vmlinuz kbd=us xkb= tz=localtime locale=en_US.utf8 rw livemedia=/dev/disk/by-uuid/${rootuuid} livemain=${extract_path}/wifislax64
    	initrd	${extract_path}/boot/initrd.xz
    }
    menuentry "[2] Wifislax64 Live + Persistent" --hotkey=2 {
    	set extract_path="/home/sitecuatui/wifislax64-1.0"
    	search --no-floppy --set=root -f ${extract_path}/boot/vmlinuz
    	probe -u -s rootuuid $root
    	linux	${extract_path}/boot/vmlinuz kbd=us xkb= tz=localtime locale=en_US.utf8 rw livemedia=/dev/disk/by-uuid/${rootuuid} livemain=${extract_path}/wifislax64 persistence=/home/sitecuatui/wifislax64-1.0/data
    	initrd	${extract_path}/boot/initrd.xz
    }

Wifislax 4.12

  1. Tạo mới một thư mục và chép tệp ISO vào đó. Ở đây, tôi sẽ tạo một thư mục mới là /home/sitecuatui/wifislax4.12, sau khi chép ISO, tôi sẽ có đường dẫn ISO là /home/sitecuatui/wifislax4.12/wifislax-4-12-final.iso.
  2. Thêm menu sau vào custom.cfg hoặc grub.cfg:
    menuentry "[1] Wifislax With KDE Desktop" --hotkey=1 {
    	set iso_path="/home/sitecuatui/wifislax4.12/wifislax-4-12-final.iso"
    	search --no-floppy --set=root -f $iso_path
    	loopback loop ${iso_path}
    	linux	(loop)/boot/vmlinuz noload=000-SMP';'006-Xfce load=English autoexec=startx from=${iso_path}
    	initrd	(loop)/boot/initrd.xz
    	loopback -d loop
    }
    menuentry "[2] Wifislax With KDE Desktop + Persistent" --hotkey=2 {
    	set iso_path="/home/sitecuatui/wifislax4.12/wifislax-4-12-final.iso"
    	search --no-floppy --set=root -f $iso_path
    	loopback loop ${iso_path}
    	linux	(loop)/boot/vmlinuz noload=000-SMP';'006-Xfce load=English autoexec=startx from=${iso_path} changes=/home/sitecuatui/wifislax4.12/data.img
    	initrd	(loop)/boot/initrd.xz
    	loopback -d loop
    }
    menuentry "[3] Wifislax With Xfce Desktop" --hotkey=3 {
    	set iso_path="/home/sitecuatui/wifislax4.12/wifislax-4-12-final.iso"
    	search --no-floppy --set=root -f $iso_path
    	loopback loop ${iso_path}
    	linux	(loop)/boot/vmlinuz noload=000-SMP';'005-Kde load=English autoexec=startx from=${iso_path}
    	initrd	(loop)/boot/initrd.xz
    	loopback -d loop
    }
    menuentry "[4] Wifislax With Xfce Desktop + Persistent" --hotkey=4 {
    	set iso_path="/home/sitecuatui/wifislax4.12/wifislax-4-12-final.iso"
    	search --no-floppy --set=root -f $iso_path
    	loopback loop ${iso_path}
    	linux	(loop)/boot/vmlinuz noload=000-SMP';'005-Kde load=English autoexec=startx from=${iso_path} changes=/home/sitecuatui/wifislax4.12/data.img
    	initrd	(loop)/boot/initrd.xz
    	loopback -d loop
    }

Bạn có thể thêm menu vào cuối tệp tin hoặc thêm vào trước hoặc sau bất kỳ menu nào mà bạn muốn. Các menu có dạng như sau:

menuentry "Tên của MENU" {
	....
	....
}

Persistent mode

Để hỗ trợ chế độ persistent, bạn cần tạo một tệp tin data.img có kích thước tương ứng với dữ liệu mà bạn muốn lưu lại. Tệp tin này theo mặc định của menu ở trên cần phải nằm trong thư mục đã giải nén hoặc chứa ISO.

  1. Sử dụng lệnh sau để tạo một tệp tin data.img:
    dd if=/dev/zero of=data.img bs=1M count=2048

    Ở đây tôi sẽ tạo tệp tin có kích thước 2048MB (2GB). Kết quả xuất ra:

    2048+0 records in
    2048+0 records out
    2147483648 bytes (2,1 GB, 2,0 GiB) copied, 15,6928 s, 137 MB/s
  2. Định dạng tệp data.img thành ext4 (chưa thử với ext3 nhưng bạn có thể thử).
    mkfs ext4 -F data.img
  3. Chuyển tệp tin này vào thư mục đã giải nén hoặc chứa ISO.
    mv data.img /home/sitecuatui/wifislax64-1.0

    Hoặc

    mv data.img /home/sitecuatui/wifislax4.12

Hiện menu Grub2 cho Ubuntu

Nếu Ubuntu không hiện menu Grub2 để chọn (thường ở chế độ UEFI), bạn cần hiện menu Grub2 qua các bước sau:

  1. Mở /etc/default/grub và tìm đến đoạn GRUB_HIDDEN_TIMEOUT=0 và thêm dấu # ở trước.
    # GRUB_HIDDEN_TIMEOUT=0
  2. Chạy lệnh sau:
    sudo update-grub

Bây giờ bạn có thể khởi động lại máy để hưởng thụ thành quả. Chúc thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *